“Chúng tôi mang tầm vóc mới cho các cá nhân và tổ chức ở mọi nơi”

× Kho học liệu

3 Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Mạnh Mẽ

Ngày nay, các nhà lãnh đạo có xu hướng suy nghĩ về văn hóa doanh nghiệp như là bức tường khó xây dựng bởi sự rập khuôn và “ngại” thay đổi như hiện nay. Kết quả nhiều tổ chức chọn giải pháp không đầu tư hoặc đầu tư sơ sài mặc dù nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp mang lại.

Một ví dụ điển hình tại ngân hàng ANZ, một thập kỷ trước, tổ chức này đã bắt tay vào nỗ lực mong muốn xây dựng kế hoạch độc đáo để vừa cách tân lại văn hóa truyền thống cũ vừa tạo nên nền văn hóa mới nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận. Trong hai năm đầu, tỷ lệ nhân viên cảm thấy có giá trị nằm khoảng 20% - 80% và năng suất làm việc tăng 61% - 91%. Khi năng suất tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng, tương đương với con số 89%. Chưa đầy 10 năm sau với những sự tập trung và nghiêm túc ANZ luôn duy trì và phát triển ổn định giúp tổ chức vượt xa so với các đối thủ cùng ngành nhờ nền văn hóa mạnh mẽ.

Nhưng câu hỏi được đặt ra liệu các tổ chức đủ thời gian ngần ấy năm để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp riêng cho mình hay không? Scott Keller (giám đốc McKinsey & Company) và Carolyn Dewar (đối tác McKinsey & Company) đã tìm ra 3 bước có thể sử dụng để tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh giúp các tổ chức cải thiện hoạt động của mình:

 
3-BUOC-XAY-DUNG-VAN-HOA-DOANH-NGHIEP-MANH-ME-1.jpg

3 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ

Bước 1: Thiết lập một sự hiểu biết chung về văn hóa và số liệu cho nó.
Tìm hiểu rõ mục tiêu cũng như hướng đi cần ưu tiên nhất là gì? Bởi theo nghiên cứu để có nền văn hóa đủ mạnh đi kèm với hiệu suất cao thì cần có tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên. Đây được xem là 3 yếu tố cấu thành nên một tổ chức vững bền. Nếu doanh nghiệp thiếu bất kỳ yếu tố nên cần xem xét và bổ sung ngay càng sớm càng tốt.

Bước 2: Tập trung vào một số thay đổi quan trọng nhất.
Khi xây dựng nền văn hóa mới từ văn hóa cũ, cần thiết lập quy trình cũng như khoảng thời gian để ứng dụng sự thay đổi đó. Lên danh sách những thay đổi nào là cần thiết và quan trọng nhất để đạt được kết quả mong muốn.

Ví dụ: Ngân hàng ANZ đã bắt đầu với những điều cơ bản như thống nhất đường lối chung, xây dựng môi trường làm việc mới, công bằng và công khai việc tự do phát triển giá trị cá nhân. Sau khoảng thời gian tầm 18 tháng, ban lãnh đạo nhận thấy rằng chính những điều trên đã phần nào cải thiện đầy đủ và cách tân cho văn hóa cũ. Không những vậy, chính nguồn lực nhân viên được thay đổi tư duy và cách làm việc với khách hàng đã mang lại nguồn kết quả rất lớn giúp tổ chức đạt mục tiêu nhanh chóng.

Bước 3: Văn hóa doanh nghiệp tạo nên chiến lược điều hành.
Người lãnh đạo cần biết rằng văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức, nhưng đa phần ít ai hiểu hết giá trị cốt lõi đó. Hoặc nếu có nhưng cũng không cải thiện mấy bởi việc làm nên văn hóa doanh nghiệp là cả vấn đề, nó có thể “tạo môi trường làm việc tích cực hơn”, cải thiện năng suất lao động của nhân viên, hay thậm chí nó có thể tạo nên chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp.

 

Chương trình đào tạo

7H.png

 

Giải pháp đào tạo và tư vấn
có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu
nhằm kiến tạo "văn hóa hiệu quả"
cho lãnh đạo ở mọi cấp độ.


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY

 

 

SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

15/03/2025
tại TP.HCM
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

21/12/2024
tại Hà Nội
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

LÃNH ĐẠO TẠO NHÂN TÀI®

19/04/2025
tại TP.HCM
Đăng ký ngay

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.