TỪ THÁCH THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI MỚI…
Việc lãnh đạo một doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức và kỷ nguyên “thế giới số” hoàn toàn khác biệt và thách thức hơn rất nhiều so với trước đây. Hơn nữa, bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều biến động, đầy rủi ro và phức tạp đã phá vỡ cấu trúc của hầu hết các tổ chức theo cả chiều rộng và chiều sâu, điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có sự đón đầu, dẫn dắt và kiến tạo sự thay đổi về cách thức quản lý và lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp của mình.
Có thể nói, một công ty có trở nên thành công và thành công bền vững hay không, trước hết là do “năng lực kiến tạo” của người đứng đầu và của đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp ấy. Đó cũng là lý do mà mọi nhà lãnh đạo trong thời đại ngày nay đều đang đi tìm đáp án cho hai câu hỏi nan giải:
-
Đâu là tinh thần lãnh đạo phù hợp mà tôi nên có trong thời đại ngày nay?
-
Làm thế nào để tinh thần ấy được lan tỏa trong toàn doanh nghiệp của tôi?
Để trả lời cho các câu hỏi căn cốt này, trước tiên chúng ta cần tìm ra giải pháp cho hai “căn bệnh kinh niên” của lãnh đạo hiện nay, đó là: (1) Nhà lãnh đạo chưa nhận thức và khai phá hết tiềm năng lãnh đạo vốn có của mình; (2) Nhà lãnh đạo chỉ lo kiểm soát nhân viên thay vì giúp họ có khả năng “tự trị” và biết cách tự phát huy hết tiềm năng vốn có của họ.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai “căn bệnh kinh niên” về lãnh đạo này chính là: sự thiếu nhận thức của người lãnh đạo về mô hình con-người- tổng-thể (The Whole-Person Paradigm) nhằm phát huy sức mạnh nội tại của mỗi cá nhân trong tổ chức – từ đó kiến tạo nên một đội ngũ hiệu quả cao. Theo đó, người lãnh đạo phải xem tổ chức như một “hệ sinh thái” chứ không phải là một “cỗ máy cơ khí”, và xem từng cá nhân trong doanh nghiệp dưới lăng kính của một con-người-tổng-thể bao gồm đầy đủ các yếu tố: “Tinh thần, Trí tuệ, Tình cảm, Thể chất” (Spirit, Mind, Heart, Body) - chứ không phải chỉ là "công cụ lao động”.
Đặc biệt, trong bối cảnh của thời đại tri thức và kỷ nguyên số ngày nay, khi tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không hẳn là công nghệ, hay tài chính, mà chính là tiềm lực và sức mạnh của đội ngũ, vai trò của nhà lãnh đạo càng trở nên rõ ràng và quan trọng hơn bao giờ hết!
Các nhà lãnh đạo thời 4.0 cần “định nghĩa lại” khái niệm lãnh đạo, cần tư duy lại tinh thần lãnh đạo, và phải được trang bị các mô hình, các lối tư duy, cùng những công cụ và phương pháp mới để sẵn sàng tiên phong mở đường, kiến tạo nên một tổ chức luôn có khả năng tiến tới những thắng lợi mới trong thời đại mới này.
… ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH “LÃNH ĐẠO KIẾN TẠO / PROACTIVE LEADERSHIP"
Với bối cảnh mới như vậy, cùng với tư duy mới về “con-người-tổng-thể” trong bối cảnh đó, thế giới ngày nay đang chuyển dịch sang một phương cách quản trị mới được mang tên “Quản trị bằng tự trị” hay “Quản trị bằng văn hóa” hay “Quản trị mà không cần quản trị”. Và phương cách quản trị mới này chính là tương lai của quản trị, và đây cũng là giải pháp chủ chốt cho các “căn bệnh kinh niên” của lãnh đạo hiện nay.
Thấu hiểu được hoàn cảnh mới, đồng thời cảm thức sâu sắc về “xu hướng quản trị của tương lai”, FranklinCovey - tổ chức hàng đầu thế giới trong việc giúp các đối tác của mình trở nên tầm vóc và phát triển bền vững - đã sáng tạo nên một chương trình đào tạo đặc biệt, gọi là: “LÃNH ĐẠO KIẾN TẠO / PROACTIVE LEADERSHIP”.
Mục đích của chương trình "Lãnh đạo Kiến tạo / Proactive Leadership" là cung cấp cho các nhà lãnh đạo mô hình “Lãnh đạo Kiến tạo” và cùng với mô hình đó là một giải pháp “Lãnh đạo Kiến tạo” cụ thể (gồm “Tư duy, Kỹ năng & Công cụ / Mindset, Skillset & Toolset”) để giúp các nhà lãnh đạo không chỉ biết cách hình thành “năng lực lãnh đạo kiến tạo” cho riêng mình, mà còn biết cách hình thành “tinh thần kiến tạo” ấy cho từng thành viên trong đội ngũ và cho cả tổ chức của mình.
Chương trình “Lãnh đạo Kiến tạo” được triển khai với hình thức đào tạo sau:
-
Đào tạo nội bộ / In-house Workshop: Đào tạo riêng cho từng doanh nghiệp theo chương trình chuẩn của FranklinCovey (Standard Program). Hoặc đào tạo riêng cho doanh nghiệp với chương trình được điều chỉnh theo đặc thù của doanh nghiệp đó (Customized Program).